Bản chất của phương pháp chiếu xạ đá quý là tác dụng lên chúng bằng các bức xạ điện từ khác nhau: tia cực tím sóng ngắn (5 eV), tia X (10.000 eV) và tia γ (1.000.000 eV), trong đó tia γ được sử dụng nhiều nhất. Dưới tác dụng của các bức xạ này có thể hình thành các tâm màu (tâm điện tử hoặc tâm lỗ trống), dẫn tới sự thay đổi về màu sắc của đá quý.
Để xử lý đá quý theo phương pháp này người ta sử dụng các máy gia tốc khác nhau.
Màu tạo ra theo phương pháp này trong một số đá quý (màu lam trong topaz) là khá ổn định, trong khi ở một số đá quý khác (màu vàng trong sapphire…) lại kém ổn định, bị phai theo thời gian và dưới tác dụng của nhiệt độ.
Phương pháp chiếu xạ được sử dụng để xử lý nhiều loại đá quý khác nhau như topaz, beryl, thạch anh, corindon, kim cương, ngọc trai…
Loại đá quý | Tác dụng |
Corindon (ruby, saphir) | Saphir vàng nhạt thành vàng đậm
Saphir hồng thành hồng tím (padparadscha) |
Thạch anh | Thạch anh không màu, màu vàng nhạt thành ám khói, tím, vàng đậm (kết hợp xử lý nhiệt) |
Topas | Topaz không màu thành màu lơ, vàn, da cam hoặc nâu |
Zircon | Zircon không màu chuyển thành màu nâu, đỏ. |
Kim cương | Kim cương không màu trở thành màu đen, lam, lục, vàng, cánh sen, nâu, đỏ. |
Beryl | Aquamarine từ lơ nhạt thành lơ đậm |
Tourmaline | Tourmaline không màu hoặc màu nhạt chuyển thành màu vàng, nâu, cánh sen, đỏ, lam, tía |
Ngọc trai | Ngọc trai sáng màu chuyển thành xám, nâu, lam, đen |
Tham khảo: