Việc khai thác ngọc phỉ thúy ở Myanmar bắt đầu từ khi nào vẫn chưa có những khảo chứng xác thực. Theo một chuyên gia người Anh, ngọc phỉ thúy được người thồ hàng của Vân Nam, Trung Quốc thế kỷ XIII phát hiện. Trong cuốn Ái thảo đài biên của Quân Tử Chương và Quân Tử Giám có ghi chép: “Ngọc phỉ thúy Myanmar năm 1443 được người dân phát hiện trong khi nạo vét lòng sông. Về sau, người Hoa cũng phát hiện vài mỏ ngọc, họ chuyển tới Myitkyina và Đằng Việt để buôn bán”. Nhưng từ những tư liệu lịch sử và văn vật khai quật được cho thấy việc khai thác ngọc phỉ thúy có thể tương đối sớm, triều Hán đã có sự khai thác manh mún.
Tham khảo: cách chọn vòng ngọc cẩm thạch/ sơ lược lịch sử ngọc phỉ thúy
Trước khi thực dân Anh xâm chiếm Myanmar năm 1885, Morgaung là vùng đất của Vân Nam, thuộc bản đồ Trung Quốc, do Đằng Xung Việt Châu (nay là Thiệu Hưng – Vân Nam) quản lý. Vì vậy, trong sách sử Điềm kiềm ký du có ghi lại: “Đằng Việt xuất bích ngọc”. Việc khai thác ngọc thạch khi đó thuộc về hoạt động của dân gian, đồng thời phải đem mỹ ngọc làm đồ cống nạp cho vương triều. Sau khi Anh xâm chiếm Myanmar, đã sáp nhập Morgaung và Myanmar. Do có khu vực núi mỏ ngọc rộng lớn, khó quản lý, vì vậy thất thoát thuế tương đối nhiều, còn thực dân Anh không thể tự mình khai thác. Vì vậy đã sử dụng biện pháp cho thuê khoán với hình thức thuế là 10% giá trị, người thuê khoán chủ yếu là Trung Hoa, phương pháp này áp dụng trong mấy chục năm. Tháng 5 năm 1942 đến tháng 8 năm 1942, Nhật Bản chiếm Myanmar, Myanmar trở thành chiến trường của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, việc khai thác phỉ thúy hầu như bị ngừng trệ.
Từ sau khi Myanmar giành được độc lập, trong khoảng thời gian tương đối dài Myanmar học theo cách quản lý cũ của người Anh, việc khai thác và buôn bán ngọc thạch vẫn chủ yếu do người Hoa kiểm soát, sản phẩm được tiêu thụ trong và ngoài nước. Cho đến tháng hai, năm 1966, chính phủ Myanmar bắt đầu nghiêm cấm tư nhân khai thác ngọc phỉ thúy, phải do bộ khoáng sản và những công ty thăm dò khai thác địa chất khai thác. Vì vậy, ngọc thạch do mười mấy công ty cấp dưới của bộ thương mại phụ trách chuyên môn thu mua, từ đó sản lượng ngọc phỉ thúy giảm đáng kể. Năm 1969, sau khi thực hành chính sách quốc hữu hóa, bộ khoáng sản đưa ra quy định tất cả những nghiệp vụ liên quan đến thăm dò, khai thác, sở hữu, vận chuyển, buôn bán đều do nhà nước kiểm soát và điều hành, ban kế hoạch thăm dò nguồn tài nguyên khoáng sản phụ trách khai thác, buôn bán. Năm 1988, từ sau khi chính phủ liên quân tiếp quản chính quyền, quyết định dưới tiền đề doanh nghiệp quốc doanh vững chắc, tạo cho những thương nhân thương đối nhiều tự do, nhưng quyền khai thác ngọc thạch vẫn bị kiểm soát bởi nhà nước. Trong Luật doanh nghiệp kinh tế quốc doanh Myanmar ban hành tháng 3 năm 1989 quy định việc thăm dò, khai thác và xuất khẩu những khoáng sản có vai trò then chốt của nền kinh tế quốc gia, như: Ngọc, đá quý, gỗ tếch, dầu mỏ và kim loại chỉ có thể do các doanh nghiệp quốc doanh của nhà nước quản lý. Trong Luật ngành khoáng sản quốc gia Myanmar ban hành vào tháng 9 năm 1994 quy định: “Chính phủ có quyền tuyên bố những khu đá quý có giá trị khai thác là khu chờ đá quý”, trong các khu chờ này chính phủ sẽ kiểm soát việc khai thác và buôn bán. Hiện nay, chính phủ đã tuyên bố 3 khu chờ đá quý là : Mogok, Yangon, Mong Hsu. Mặc dù chính phủ Myanmar chế định một loạt chính sách, quy chế liên quan đến đá quý, nhưng trong suốt thời gian dài cho đến nay, phần lớn các khu mỏ ngọc vẫn bị kiểm soát bởi quân độc lập Kachin. Họ không những tiến hành trực tiếp khai thác và kinh doanh, còn kiếm soát tuyến đường giao thông với biên giới Vân Nam, Trung Quốc. Chính phủ Myanmar chỉ kiểm soát một lượng mỏ ít ỏi, nguồn hàng có thể lấy được chỉ chiếm 20% sản lượng đá quý. Vì vậy có thể kiểm soát chặt chẽ việc khai thác và buôn bán ngọc phỉ thúy. Tháng 2 năm 1994, quân đội Kachin và chính phủ chính thức đi đến thỏa thuận thống nhất, khu vực này trở lại hòa bình, sản lượng ngọc phỉ thúy cũng tăng lên, nhưng về việc khai thác và quyền quản lý liên quan đến đá quý, quân đội Kachin vẫn không muốn nhượng bộ. Cho tới nay, hai bên vẫn chưa đạt được sự thỏa thuận thống nhất cuối cùng.
Do ảnh hưởng của các nhân tố như chính sách kinh tế lâu dài và tình hình bất ổn định trong nước, cộng thêm những nhân tố như thuế thu quá cao, sự chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái của chính quyền với tỷ giá hối đoái của dân… (tỷ giá hối đoái của chính quyền là 1 USD = 3,6 Kyats; Tỷ suất giá hối đoái trong dân là 1 USD = 110 Kyats). Phần lớn đá quý Myanmar khai thác đều chảy ra nước ngoài, chính phủ chỉ có thể thu một phần nhỏ. Việc vận chuyển ngọc phỉ thúy ra nước ngoài chủ yếu có hai con đường: Một đường từ Mandalay đến Chiang Mai của Thái Lan, một đường khác từ Mandalay vào Vân Nam, Trung Quốc. Do thuế nhập khẩu của Trung Quốc khá cao, nên phần lớn ngọc phỉ thúy cao cấp tiêu thụ sang Chiang Mai với 70% tổng sản lượng ngọc phỉ thúy của Myanmar, khiến Chiang Mai từ một thị trấn nhỏ nghèo hoang sơ trở thành một chợ ngọc phỉ thúy lớn nhất thế giới.
Gần đây, Myanmar với chính sách bế quan tỏa cảng nhiều năm đã bắt đầu có một số cải cách đối với chính sách kinh tế trong nước. Chính phủ Myanmar chú ý đến vùng mỏ ngọc phỉ thúy lớn nhất thế giới và vùng mỏ ruby, saphire chất lượng tốt. Nắm vững quyền kiểm soát tài nguyên về đá quý nếu chỉ dựa vào bán những tài nguyên và sản phẩm thô không phải là chính sách phát triển kinh tế lâu dài. Hơn nữa, tài nguyên đá quý có hạn, với thực trạng khai thác ồ ạt, Myanmar có thể đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên. Vì vậy, chính phủ Myanmar đã kiểm soát được sản lượng đá quý, tích cực đẩy mạnh và nâng cao công nghệ chế tác đá quý, hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sơ cấp, lợi dụng một cách khoa học, hợp lý nguồn tài nguyên.
Từ năm 1996 đến nay, chính phủ Myanmar đã tăng cường mức độ cải cách mở cửa. Ngoài việc tổ chức bán đấu giá định kỳ hàng năm ở Yangon, còn cho phép thương nhân trực tiếp vào Mandalay tiến hành buôn bán đá quý. Từ đó, giảm bớt khâu trung gian, thúc đẩy sự phát triển của ngành buôn bán ngọc phỉ thúy.
Bảng thống kê sản lượng ngọc phỉ thúy một số năm trong thế kỷ XX của Myanmar
Năm | Sản lượng / kg | Năm | Sản lượng / kg |
1914 | 4.720.005 | 1982-1983 | 130.695 |
1921 | 194.565 | 1989 | 132.000 |
1922 | 378.828 | 1990 | 660.000 |
1932-1939 | 100.623/ Bình quân mỗi năm | 1991 | 242.000 |
1949 | 108.987 | 1992 | 101.000 |
1952 | 43.044 | 1993 | 145.000 |
Nguồn tổng hợp,