Con đường tơ lụa

Ngọc phỉ thúy có xuất xứ từ Myanmar, nhưng lượng lớn khai thác và sử dụng lại ở Trung Quốc. Muốn nghiên cứu lịch sử phát triển của ngọc phỉ thúy, trước tiên cần tìm hiểu lịch sử trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Myanmar. Tiến hành phân tích từ tư liệu lịch sử, con đường trao đổi cho đến nội dung thương mại ở các thời kỳ. Trên cơ sở đó mới có được sự nhận thức đúng đắn và toàn diện.

Tham khảo: cách chọn vòng ngọc cẩm thạch / sơ lược lịch sử ngọc phỉ thúy

Con đường giao lưu thương mại cổ đại giữa Trung Quốc và Myanmar

Thời cổ đại, có hai con đường giao lưu kinh tế và văn hóa kết nối phương Đông với phương Tây, chính là con đường tơ lụa Tây Bắc và con đường tơ lụa Tây Nam. Con đường tơ lụa Tây Bắc xuất phát ở Trường An, qua phía Bắc của dãy núi Hoành Đoản, dọc theo hành lang hướng Đông Tây vào Iran, đến châu Âu. Con đường tơ lụa Tây Nam bắt đầu từ hành lang Nam bắc giữa dãy núi Hoành Đoản của Thiên Phủ đi xuống, ở Nam bộ đoạn gấp xuống phía Tây của dải Hoành Đoản, vượt qua một con kênh sâu, đi qua Myanmar và Ấn Độ, sau đó chạy thẳng tới châu Âu. Hai con đường này tuy đường đi khác nhau, nhưng lại cùng đóng vai trò quan trọng đối với việc giao lưu kinh tế văn hóa Đông – Tây.

Con đường tơ lụa Tây Nam, trong thời Hán được gọi là “Thục Thân Độc Đạo”, tức con đường thông giữa Cổ Thục với Thân Độc (Ấn Độ). Theo các nhà lịch sử học khảo chứng “Thục Thân Độc Đạo” được phân thành hai đường Nam, Bắc. Đường nam phân thành đường Mân Giang từ Thành Đô men theo Mân Giang theo hướng Nam xuống Nghi Tân, do Lý Băng xây dựng; Đường Ngũ Xích là đường được xây dựng bởi nhà Tần, từ Nghi Tân xuống Hạ quan (Đại Lý), do đi qua khu vực rừng núi hiểm trở, đường chỉ rộng 5 thước, vì vậy gọi là đường Ngũ Xích. Đường Nam chạy qua Thành Đô – Nghi Tân – Chiêu Thông – Khúc Tĩnh – Côn Minh – Sở Hùng – Đại Lý – Bảo Sơn (Vĩnh Xương) – Đằng Xung – Cổ Vĩnh – Myanmar (Thiện Quốc) – Ấn Độ (Thân Độc). Đường Tây còn được gọi là đường Bò Tây Tạng, tức từ Thành Đô – Cùng Sơn – Cùng Lai – Lư Sơn – Lô Cô – Tây Xương – Diêm Nguyên – Đại Diêu – Tường Vân – Đại Lý – và nhập với đường Nam.

Con đường tơ lụa

Bản đồ con đường tơ lụa thời cổ đại

Sơ lược lịch sử thương mại thời cổ đại giữa Trung Quốc và Myanmar

Tính phân đoạn của con đường tơ lụa Tây Nam thể hiện tương đối rõ rệt ở thời Tây Hán trước kia. Từ sau khi vương triều Hán đem thế lực mở rộng đến biên giới phía Tây Vân Nam (nay là biên giới huyện Đằng Xung), việc giao lưu kinh tế văn hóa ở con đường tơ lụa Tây nam trở nên thuận tiện hơn trước. Triều Hán xây dựng quận Vĩnh Xương ở Vân Nam (nay thuộc Bảo Sơn), không chỉ là trung tâm văn hóa chính trị của người dân miền Tây nam do vương triều Hán thống trị, còn trở thành một đầu mối then chốt lớn trong việc giao lưu kinh tế văn hóa Đông – Tây, hàng hóa từ Nam ra Bắc, phần lớn đều tập trung phân bố vận chuyển từ đây. Hoa dương quốc chí – Nam Trung chí – Vĩnh xương quận ghi chép. Vĩnh Xương và các huyện trực thuộc có nhiều sản vật, trong đó có: “Vàng, châu ngọc, hổ phách, ngọc phỉ thúy, dâu tằm, ngọc lưu ly, ngọc trai”. Kỳ thực những sản vật này đều không phải của Vĩnh Xương, mà là hàng hóa giao dịch Đông – Tây. Điều này đủ cho thấy lượng lớn sản vật của Ấn Độ, Tây vực và Myanmar đã vào tới Vĩnh Xương.

Đến triều Đường, thế lực vương triều đứng đầu đã không thể trực tiếp kiểm soát được vùng đất Vân Nam, giữa vương triều trung ương với Myanmar xuất huyện chính quyền Nam Chiếu cường thịnh, tồn tại suốt mấy thế kỷ. Nam Chiếu không chỉ sát nhập Vĩnh Xương vào bản đồ, còn đem thế lực mở rộng đến phía Bắc Myanmar. Từ đó trung tâm vận chuyển của con đường tơ lụa Tây nam không còn ở Vĩnh Xương nữa mà chuyển tới Nam Chiếu. Sự kiến lập vương triều Nam Chiếu đã hình thành thế ba chân vững chắc là Thổ Phiên, Nam Chiếu và triều Đường. Lúc xảy ra chiến tranh khi lại hòa bình. Trong thời kỳ này, hoạt động buôn bán của thương nhân nước Thục và Ấn Độ có sự hạn chế, nhưng vẫn thông suốt.

Từ tình hình lịch sử có thể thấy, sự giao lưu buôn bán giữa Trung Quốc và Myanmar thời cổ đại có lịch sử trao đổi thương mại lâu đời và mang những đặc điểm sau:

  1. Giữa Trung Quốc và Myanmar có lịch sử trao đổi thương mại lâu đời, là bộ phận cấu thành quan trọng của con đường tơ lụa Tây Nam.
  2. Sức ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai của con đường tơ lụa Tây Nam cổ khá nhỏ và số lượng hàng hóa tương đối ít.
  3. Tính khu vực của con đường tơ lụa Tây Nam tương đối lớn, nhiều hàng hóa của Ấn Độ, Myanmar chỉ đến Vân Nam hoặc Tứ Xuyên, hiếm khi vào tới khu vực Trung Nguyên.
  4. Mặc dù trước thời Hán việc có được ngọc phỉ thúy của khu vực Trung Nguyên tương đối ít, nhưng con đường tơ lụa Tây Nam tạo điều kiện cho ngọc phỉ thúy của Myanmar tiến sâu vào Trung Nguyên.