ngọc phỉ thúy

Đặc trưng địa chất khu mỏ ngọc phỉ thúy

Mỏ ngọc phỉ thúy của Myanmar nằm ở vùng thượng du của sông Uru phía Tây Bắc Mogok ở miền Bắc Myanmar. Khu vực dãy mỏ nguyên sinh dài 250km, rộng 10-25km, chạy về hướng Đông Bắc. Hiện đã khảo sát ra 20 điểm mỏ ngọc phỉ thúy nguyên sinh, trong đó mỏ Hpakan có quy mô lớn và nổi tiếng nhất. Đồng thời đó cũng là khu mỏ cổ xưa nhất, dưới đây là khái quát đặc trưng về địa chất của khu mỏ này.

Khu mỏ Hpakan là một trong những khu mỏ ngọc phỉ thúy trọng yếu nhất trên thế giới, nằm ở khu vực đồi núi Kachin thuộc miền Bắc Myanmar. Vị trí địa lý chạy về hướng Tây Bắc khoảng 113km, phía Bắc thành phố Mandalay khoảng 193km, đường ranh giới phía Nam Bắc lần lượt là vĩ tuyến 26ºC,25ºC. Địa hình khu mỏ có dạng dải dài, khoáng thể chạy theo hướng Bắc, Đông Bắc, diện tích khu mỏ khoảng 2.017 km².

ngọc phỉ thúy mỏ Hpakan

Khai thác ngọc phỉ thúy ở mỏ Hpakan, Myanmar

Loại mỏ ngọc phỉ thúy và đặc trưng địa chất

Mỏ ngọc phỉ thúy được phân thành hai loại lớn là: Mỏ ngọc phỉ thúy nguyên sinh và mỏ ngọc phỉ thúy tái sinh. Mỏ ngọc phỉ thúy nguyên sinh lại được phân thành: Mỏ ngọc phỉ thúy tầng đá cuội kết kỷ thứ tư, mỏ ngọc phỉ thúy tầng đất phù sa bồi hiện đại, mỏ ngọc phỉ thúy lớp đá sườn núi.

Mỏ ngọc phỉ thúy nguyên sinh

Mỏ ngọc phỉ thúy nguyên sinh cho khai thác đá peridotite vân rắn là khu vực có hình dài dạng bán nguyệt, chạy theo hướng Đông Bắc dài khoảng 18km, chỗ rộng nhất là 6,5km. Đá được hình thành vào khoảng kỷ Phấn trắng muộn cho đến kỷ thứ ba. Thành phần chủ yếu là peridotite, một bộ phận chuyển thành đá dạng vân rắn, bị một tầng đất đỏ dày phủ lên, đá chìm trong hệ nham dạng phiến kết tinh. Hệ nham dạng phiến kết tinh bao gồm: Đá tremolite, đá kyanite, đá actinolite, đá chlorite, đá graphite. Đá lẫn trong nham, trong đá peridotite vân rắn có chứa những hạt đá peridotite nhỏ và các mạch chromite.

Mỏ ngọc phỉ thúy tái sinh

Mỏ ngọc phỉ thúy tái sinh chủ yếu phân bố ở tầng đất phù sa của sông Uru, thượng du sông Uru có hai nhánh. Nhánh chảy theo hướng Đông Tây bắt nguồn từ khu vực phân bố khoáng phỉ thúy nguyên sinh và nhánh phía Nam. Hai nhánh hợp lại hình thành mỏ phỉ thúy tái sinh với các loại hình khác nhau.

Ngọc phỉ thúy sông Uru

Khai thác ngọc phỉ thúy ở sông Uru, Myanmar

Mỏ ngọc phỉ thúy tầng đá cuội kết kỷ thứ tư

Tầng đá cuội kết tương đối dày thuộc kỷ thứ tư của lưu vực sông Uru chủ yếu chứa tầng mỏ ngọc phỉ thúy. Phân bố ở phần Trung Nam, phân bố dưới dạng mảnh dài, chiều dài đến vài chục kilomet, chạy theo hướng Bắc, Đông Bắc. Chỗ rộng nhất là vùng Mamon, rộng 6km, độ dày tầng đá cuội kết có thể tới 300m, tạo thành thêm cao của sông Uru. Trong thành phần của đá cuội kết và đá cuội có ngọc bích, còn có đá phiến sét kết tinh, đá serpentine, đá aventurine, đá amphibolite…

Ngọc phỉ thúy của tầng đá cuội kết kỷ thứ tư có đặc điểm của đá cuội với thể tích cực lớn, là chất liệu chủ yếu của ngành khắc ngọc bằng ngọc phỉ thúy. Trong tầng đáy của đá cuội kết cũng chứa ngọc phỉ thúy dạng đá cuội có chất lượng tốt, bao gồm ngọc lục bảo.

Mỏ ngọc phỉ thúy tầng đất phù sa bồi hiện đại

Mỏ ngọc phỉ thúy tầng đất phù sa bồi hiện đại là mỏ ngọc phỉ thúy có giá trị nhất. Nó được hình thành do sông Uru và các nhánh khác chảy qua tầng đá cuội kết có chứa ngọc phỉ thúy thuộc kỷ thứ tư, cùng với mỏ ngọc phỉ thúy tầng đá cuội kết kỷ thứ tư thuộc mỏ ngoại sinh, đồng thời về mặt nhân quả có tính liên đới. Loại ngọc khai thác được ở mỏ ngọc phỉ thúy tầng đất phù sa hiện đại có đặc điểm là mật độ lớn, độ cứng cao, chất đất đều, kết cấu chặt chẽ, kẽ hở ít, thường là đồ trang sức ngọc phỉ thúy cao cấp.

Mỏ ngọc phỉ thúy lớp đá sườn núi

Mỏ ngọc phỉ thúy lớp đá sườn núi chủ yếu hình thành ở trên các sườn núi, cũng thuộc mỏ ngoại sinh. Thông thường, sau khi mỏ nguyên sinh tróc nở, bị nước lũ hoặc tác động lực lớn tạo thành. Chất lượng của ngọc phỉ thúy tương đối thấp bằng mức trung gian giữa mỏ nguyên sinh và mỏ đá cuội kết.

Nguồn tổng hợp,