Trong hoạt động thương mại, ngọc phỉ thúy có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Thuật ngữ này đều là những nhận thức trực quan và miêu tả hình tượng của thương nhân đối với ngọc trong thực tiễn, có hình tượng sinh động, nhưng thiếu tính khoa học và hệ thống. Để có thể khiến hai phương diện trao đổi thương mại và nghiên cứu khoa học có sự thống nhất. Bài viết này xuất phát từ góc độ Nham thạch học và Khoáng sản học, tiến hành phân tích những hiện tượng được miêu tả trong thuật ngữ thương mại, chỉ ra bản chất của những hiện tượng này, tạo nền tảng cho sự nhận thức ngọc phỉ thúy một cách khoa học và chính xác.
Tham khảo: cách chọn vòng ngọc cẩm thạch / Chủng loại ngọc phỉ thúy
Ngọc phỉ thúy
Năm 1846, 1863, nhà khoáng vật người Pháp Alexis Domour đã lần lượt lượt phân tích hóa nghiệm đối với đá nephrite và vật phẩm được làm từ đá ngọc phỉ thúy được lấy mẫu từ Trung Quốc. Sau đó, mang về châu Âu trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai. Lần đầu tiên, đứng từ góc độ khoáng vật hiện đại để chỉ ra thành phần khoáng chất, hóa học và tính chất vật lý của nephrite và ngọc phỉ thúy. Nhà khoáng vật đã căn cứ vào độ cứng khác nhau của nephrite và ngọc phỉ thúy để tiến hành phân loại, gọi nephrite là ngọc mềm, còn ngọc phỉ thúy là ngọc cứng (jadeite). Do thành phần hóa học, khoáng vật chủ yếu của ngọc phỉ thúy là NaAl(Si2O6), vì vậy trong Khoáng vật học gọi NaAl(Si2O6) ngọc cứng. Nhiều người đánh đồng ngọc phỉ thúy và khoáng vật ngọc cứng là giống nhau, cho rằng ngọc phỉ thúy chính là khoáng vật ngọc cứng, điều này là không chính xác. Nhìn từ góc độ Nham thạch học, ngọc phỉ thúy là hợp thể khoáng vật nhóm pyroxene với thành phần khoáng vật chủ yếu là ngọc cứng và khoáng vật nhóm amphibole tổ thành, là loại ngọc cứng jadeite hoặc đá xanh omphacite, không phải là tinh thể khoáng vật ngọc cứng đơn.
Tên gọi ngọc phỉ thúy xuất hiện từ quá trình hoạt động thương mại, có tính lịch sử và thuộc tính chuyên môn. Từ góc độ Nham thạch học, ngọc phỉ thúy được định nghĩa là ngọc cứng hoặc đá xanh có công nghệ và giá trị thương mại cao, đạt đến cấp ngọc thạch. Định nghĩa này có hai ý nghĩa: Một là thành phần khoáng vật tổ thành chủ yếu từ ngọc cứng hoặc đá xanh; hai là trong hoạt động giao dịch thương mại có giá trị và công nghệ cao. Nhìn từ góc độ thương mại ngọc phỉ thúy, chữ “phỉ” chỉ ngọc phỉ thúy màu đỏ, vàng đậm nhạt trong các loại ngọc phỉ thúy, chữ “thúy” dùng để chỉ các loại ngọc phỉ thúy có màu xanh đậm nhạt, phỉ thúy màu xanh cao cấp thông thường được gọi là “cao thúy”. Phỉ thúy đồng thời cũng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng là những nham thạch có thành phần khoáng vật tổ thành chủ yếu từ ngọc cứng hoặc đá xanh, bất luận có màu xanh hay không, đều được gọi là phỉ thúy. Về nghĩa hẹp chỉ đá xanh có thành phần khoáng vật nhóm tổ thành chủ yếu từ ngọc cứng hoặc đá xanh đạt đến cấp độ ngọc thạch.
Do nguyên nhân lịch sử, tên khoáng vật NaAl(Si2O6) không theo nguyên tắc đặt tên khoáng vật pyroxene, còn việc đặt tên theo đặc trưng đá tổ thành từ NaAl(Si2O6), gọi NaAl(Si2O6) là ngọc cứng, tiếng Anh là Jadeite. Đồng thời ngọc phỉ thúy cũng có tên tiếng Anh là jadeite. Chính vì vậy, nhiều người không phân biệt được rõ ràng giữa ngọc phỉ thúy và ngọc cứng. Nếu đem khoáng vật ngọc cứng NaAl(Si2O6) đặt tên theo phương pháp phân loại Pyroxen để gọi phỉ thúy với cái tên jadeite jade hoặc fei cui, sự phức tạp giảm đi tương đối nhiều.
Tính thúy
Tính thúy là tiêu chí ngọc phỉ thúy vốn có, giới đá quý gọi là “xanh cánh ruồi”, “sao cát”. Các ngọc thạch màu xanh khác đều không có tính thúy, vì vậy nó là đặc trưng để nhận biết ngọc phỉ thúy. Thật ra tính thúy chỉ là mặt phát ra ánh sáng dạng phiến của các khoáng chất tạo thành trong ngọc phỉ thúy. Khoáng chất chủ yếu cấu thành ngọc bích là NaAl(Si2O6), thuộc tinh hệ trụ thẳng nghiêng. Thông thường, có dạng trụ nghiêng, trụ bán nghiêng, hoặc dạng hạt không theo quy tắc, có song tinh bình hành (001) và song tinh đơn, song tinh mảnh (100), song tinh tách (110). Vì vậy, trong kết cấu đan xen dạng vằn thô và kết cấu khảm dạng hạt được tạo nên từ những khoáng chất này, có thể thấy mặt phân tách và song tinh chính là “tính thúy”. Nhưng “tính thúy” không phải là thứ có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong tất cả các chủng loại ngọc phỉ thúy, như không nhìn thấy “tính thúy” trong kết cấu đan xen dạng đốm siêu nhỏ và kết cấu khảm dạng hạt siêu nhỏ. Bởi vì, mặt song tinh và mặt phân tách quả nhỏ, mắt thằng không nhìn thấy. Như ngọc phỉ thúy dạng pha lê và ngọc phỉ thúy dạng bằng đều không nhìn thấy tính thúy.
Thủy đầu
Thủy đầu là độ trong suốt của ngọc phỉ thúy, độ trong suốt được biểu thị bằng độ dài hay ngắn, gọi là thủy đầu dài hay ngắn, gọi là “thủy đầu dài” hoặc “thủy đầu ngắn”. Ngọc phỉ thúy thường là loại bán trong suốt hoặc không trong suốt. Kết cấu và chủng loại khoáng vật, quan hệ tỷ lệ… có ảnh hưởng lớn đến độ trong suốt. Ngọc phỉ thúy có độ trong suốt cao thường có kết cấu milonitic – siêu milonitic, dưới tác dụng của lực, cho kết quả kết tinh thành hạt khoáng vật. Cũng dưới tác dụng lực, hạt khoáng chất một mặt trở nên nhỏ hơn, đồng thời sắp xếp dài ra theo phương hướng trụ, khiến cho cấu trúc đều, tính chất quang học của đá theo hướng chuẩn đơn tinh thể. Mặt khác, trong quá trình kết tinh lại, giữa các mặt ranh giới hình thành một lớp phi tinh chất, giảm thiểu sự khúc xạ và phản xạ chậm giữa các hạt, tăng cường hiệu ứng thấu quang, hình thành độ trong suốt cao. Ngoài ra, ít nhiều trong các loại khoáng vật cấu thành nên ngọc phỉ thúy cũng ảnh hưởng tới độ trong suốt, thành phần càng đơn nhất, độ trong suốt càng cao. Căn cứ vào thủy đầu của ngọc phỉ thúy với độ trong suốt của nó phân thành 5 loại là: Trong suốt, bán trong suốt, hơi trong suốt, kém trong suốt và không trong suốt.
Hoa thông
Hoa thông là thuật ngữ miêu tả vỏ phong hóa của nguyên liệu ngọc phỉ thúy, là các đường, đốm màu xanh trong ngọc phỉ thúy ở hình thái biểu hiện của vỏ phong hóa. Đó là căn cứ phán đoán quan trọng nhất đối với màu sắc. Màu sắc của hoa thông có độ đậm, nhạt với các hình thái khác nhau. Màu xanh của ngọc phỉ thúy phân bố chủ yếu có ba loại hình thái là dạng miếng, mạch và không rõ hình dạng, ở giữa còn có một số loại hình giao thoa. Do sự đậm nhạt, sắc điệu, hình thái phân bố của màu xanh tùy thuộc vào chủng loại, nồng độ và không gian phân bố của ion màu sắc quyết định. Chủng loại, nồng độ và không gian phân bố của ion màu sắc trong thời gian và không gian thành khoáng vật tương đối ổn định. Vì vậy, màu sắc và hình thái của hoa thông biểu bì ở một mức độ nào đó phản ánh màu sắc, hình dạng và quy luật phân bố của màu xanh bên trong. Đồng thời là căn cứ quan trọng để phán đoán trạng thái màu xanh bên trong.
Mãng đới
Mãng đới là thuật ngữ miêu tả vỏ phong hóa của nguyên liệu ngọc phỉ thúy, chỉ đường màu sắc trong ngọc phỉ thúy ở hình thái biểu thị của vỏ phong hóa. Thông thường, phân bố trên bề mặt vỏ phong hóa dưới dạng sợi nhỏ ngoằn ngoèo, trông giống như một con rắn cuộn tròn. Đây là căn cứ để phán đoán có màu sắc hay không và trạng thái phân bố màu sắc. Hiện tượng mãng đới là kết quả của hai loại tác dụng địa chất, một là sự phong hóa khác biệt; hai là tác dụng cấu tạo vận động sau thời kỳ thành nham. Niên đại thành nham, khoáng của ngọc phỉ thúy hình thành nên sự khác biệt của kết cấu và thành phần. Chính điều này dẫn tới độ cứng khác nhau, trong quá trình phong hóa tạo ra sự phong hóa khác nhau. Những hạt nhỏ có kết cấu dày thường có khả năng phong hóa mạnh hơn so với các hạt thô có kết cấu lỏng lẻo, khả năng kháng phong hóa của phần màu xanh mạnh hơn so với phần không màu. Vì vậy, phần màu xanh trong kết cấu hạt nhỏ lồi lên, hình thành mãng đới.
Các sợi màu xanh của ngọc phỉ thúy phần lớn do kết quả cải tạo của kỳ sau. Đầu tiên là ngọc nham cứng biến hình, nứt vỡ dưới tác dụng của lực, sau đó các dòng nhiệt ion màu thâm nhập vào bên trong, tiến hành trao đổi ion, hình thành nên sợi màu sắc. Vì vậy, sợi có màu thường là sợi nứt vỡ biến hình, dưới tác dụng của lực và nhiệt nóng sợi nứt vỡ tạo thành nếp nhăn và kết tinh lại. Hình thành một đường màu xanh ngọc bích ngoằn ngoèo, phản ánh trên vỏ phong hóa, trông giống như con rắn đang cuộn tròn, cũng vì thế nên được gọi là mãng đới. Hình thái, màu sắc, hướng đi là tiêu chí quan trọng để phán đoán sự thay đổi của màu xanh ngọc phỉ thúy.
Nấm
Nấm là những vết màu đen, xám, xám nhạt với kích thước, hình dạng khác nhau trên bề mặt ngọc phỉ thúy. Thành phần khoáng vật chủ yếu của nấm là glaocophan. Glaocophan (Na2Mg3Al2(Si4O11)2(OH)2) là một loại amphibole tính kiềm, thuộc tinh hệ đơn nghiêng, tinh thể dạng trụ ít thấy. Thông thường, là thể tập hợp dạng trụ, sợi, có màu xanh chàm hoặc xanh đen, glaocophan thường chạy xung quanh pyroxene, đặc biệt đối với ngọc cứng có sự chuyển giao viền mép hoặc chuyển giao hoàn toàn. Thông thường, nấm hay có màu, nhưng đồng thời nấm lại biến đổi màu, nấm đi cùng với màu xanh và sinh ra dựa vào màu xanh. Màu xanh ít nhiều quyết định bởi glaocophan, màu đen đối với sự chuyển giao của ngọc cứng, sự chuyển giao càng triệt để, khả năng tồn tại của màu xanh càng ít. Hình dạng của nấm bao gồm dạng sợi, thấm nhuộm và dạng mảnh.
Sương
Sương là một thuật ngữ miêu tả đá phỉ thúy có lớp vỏ phong hóa, chỉ một lớp vật chất mờ dạng sương giữa lớp vỏ phong hóa với ngọc phỉ thúy bên trong. Sương trên thực tế là kết quả của tác dụng thoái biến chất, do sự giảm xuống của nhiệt độ (t) và sự tăng lên của áp lực. Khoáng vật tái sinh sinh trưởng xung quanh khoáng vật nguyên sinh. Những khoáng vật tái sinh này chủ yếu là albite nepheline.
Sương có độ dày và mỏng, màu sắc có màu trắng, vàng, đen và đỏ. Sương có hay không và màu sắc phản ánh những thông tin của đá, sự xuất hiện của sương là một dự báo của màu sắc phỉ thúy. Sương màu khác nhau có tác dụng phản ánh khác nhau. Thông thường, sương màu đỏ và màu vàng do hàm lượng sắt cao tạo nên, hàm lượng sắt cao lại khiến cho màu xanh của ngọc phỉ thúy trở nên tối hơn. Sương trắng biểu thị hàm lượng sắt không cao, là ngọc thạch cứng tương đối thuần khiết, có thể cho ra màu xanh thực sự của ngọc phỉ thúy.
Loại
Loại là một thuật ngữ để đánh giá chất lượng của ngọc phỉ thúy, được phân thành loại già, già trẻ và trẻ. Nhân tố ảnh hưởng đến loại của ngọc phỉ thúy bao gồm: Khoáng vật tổ thành, màu sắc, kết cấu, độ trong suốt của ngọc phỉ thúy. Loại già là loại ngọc phỉ thúy có một số khoáng vật tổ thành đơn nhất, hạt khoáng vật nhỏ đều, kết cấu chặt chẽ, màu xanh thuần khiết, màu sắc phân bố đều, độ trong suốt cao, độ cứng lớn. Loại non ngược lại với loại già, loại già trẻ trung gian giữa loại già và trẻ. Có người cho rằng, loại non ra đời muộn, còn ngọc phỉ thúy loại già ra đời tương đối sớm. Điều này là một nhận thức sai lầm, thực ra tính chất già trẻ của loại là phản ánh sự cải tạo của ngọc phỉ thúy ở thời kỳ sau có hoàn toàn hay không. Ngọc phỉ thúy có chất lượng tốt là do ngọc thạch cứng trải qua nhiều lần thành khoáng ở thời kỳ cuối tạo thành. Ngọc thạch cứng dưới tác dụng của động lực thời kỳ cuối xảy ra biến chất, bao gồm sự thay thế dòng nhiệt chứa ion crom, để hình thành nên ngọc phỉ thúy chất lượng tốt có hạt khoáng vật nhỏ đều, thành phần đơn nhất, kết cấu chặt chẽ, độ cứng cao, màu sắc đều tươi tắn, có hiệu ứng quang học tốt. Loại non là ngọc phỉ thúy không có những đặc trưng thành khoáng, thành nham giống như kể trên, loại non được khai thác ở mỏ nguyên sinh và cả mỏ ngoại sinh. Ngọc phỉ thúy loại già cũng như vậy, nhưng về tổng thể, tỷ lệ ngọc phỉ thúy loại già khai thác từ mỏ khoáng ngoại sinh cao hơn một chút. Đó là vì những mỏ ngọc phỉ thúy trầm tích đá nham được tạo thành từ sự phong hóa vỡ vụn, vận chuyển. Một số đá phỉ thúy có kết cấu tương đối xốp bị vỡ vụn trong quá trình này, đá không thể tái sinh, phần còn lại chủ yếu là ngọc phỉ thúy loại già chất lượng tốt, có kết cấu chặt chẽ, độ cứng lớn. Ngoài ra, mỏ ngọc phỉ thúy nguyên sinh có thể có những loại mang phẩm chất kém, chất lượng ngọc ở phía bên trên mỏ tốt hơn so với ở phía dưới mỏ, phần trên đã bị tách rời phong hóa thành mỏ ngoại sinh. Vì vậy, ngọc phỉ thúy khai thác được trong các mỏ ngọc thuộc kỷ thứ tư và trong mỏ khoáng trầm tích ở các dòng sông hiện nay đều là ngọc phỉ thúy loại già có chất lượng tốt. Còn những ngọc phỉ thúy đang khai thác trong các mỏ nguyên sinh chủ yếu là loại non.
Thuật ngữ thương mại của ngọc phỉ thúy là sự tổng kết từ những hiểu biết của con người đối với ngọc phỉ thúy trong suốt mấy trăm năm qua, có tính ứng dụng cao. Nhưng đối với các thương gia ngọc thạch hiện đại mà nói, còn có tác dụng lớn trong việc hiểu rõ về bản chất của ngọc phỉ thúy, từ đó thích ứng được với sự thay đổi của thời đại.