Mỗi chuỗi tràng hạt đều được xâu thành từ số lượng hạt châu nhất định, số lượng hạt châu được định sẵn không giống nhau. Bảng liệt kê như sau:

Số lượng Kinh điển căn cứ
1.080 Kim cương đỉnh Du già niệm châu kinh.
108 Mộc hoạn tử kinh, Hiệu lượng sổ châu công đức kinh, Kim cương đỉnh Du già niệm châu kinh, Đà la ni tập kinh, Văn Thù nghi quỹ kinh.
54 Hiệu lượng sổ châu công đức kinh, Kim cương đỉnh Du già niệm châu kinh, Văn Thù nghi quỹ kinh.
42 Đà la ni tập kinh.
36 Văn thù nghi quỹ kinh.
27 Hiệu lượng sổ châu công đức kinh, Kim cương đỉnh Du già niệm châu kinh, Văn thù nghi quỹ kinh.
21 Đà la ni tập kinh
18 Văn thù nghi quỹ kinh
14 Hiệu lượng sổ châu công đức kinh

Từ bảng liệt kê trên, chúng ta có thể nhận thấy, số lượng hạt niệm châu trong các kinh điển khác nhau rất lớn, tổng cộng có 9 loại. Kỳ thực, niệm châu có số hạt không giống nhau, bởi vì chúng bao hàm ý nghĩa khác nhau. Những hàm nghĩa này được kết hợp giữa số lượng hạt niệm châu với danh hiệu trong kinh điển, chúng ta dựa vào đó để giải thích, diễn giải mà thôi. Dưới đây căn cứ vào thuyết pháp phổ biến trong truyền thống, lược thuật hàm nghĩa khác nhau như sau:

1.080 HẠT

1.080 hạt biểu thị cho thập giới, mỗi giới có 108 phiền não, hợp thành 1.080 phiền não. Thập giới biểu thị cho 10 thế giới mê và ngộ, có thể phân thành 10 loại như sau:

(1) Cõi địa ngục, (2) cõi quỷ đói, (3) cõi súc sinh, (4) cõi Atula, (5) cõi người, (6) cõi trời, (7) cõi Thanh Văn, (8) cõi Duyên Giác, (9) cõi Bồ Tát, (10) cõi Phật.

108 HẠT

Chuỗi niệm châu có 108 hạt là loại thường thấy nhất, biểu thị cho sự cầu chứng 108 Tam muội, đoạn trừ 108 phiền não, từ đó khiến cho thân tâm đạt đến trạng thái tịch tĩnh.

tràng hạt niệm châu 108 hạt làm từ đá Garnet

Tràng hạt niệm châu 108 hạt làm từ đá Garnet

Nội dung của 108 phiền não có rất nhiều thuyết pháp khác nhau. 108 hạt tượng trưng cho 18 giới (lục trần, lục căn, lục thức), đem số 18 này nhân với 6 phiền não căn bản (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thành 36, lại phối với Tam thế quá khứ, hiện tại, tương lai, hợp thành 108 phiền não, giống như trong kinh nói. Dưới đây là bảng liệt kê:

1 Thủ bang nghiêm 2 Ngọc ấn 3 Sư tử du hí
4 Diệu nguyệt 5 Nguyệt trảng tướng 6 Xuất chư pháp
7 Quán đỉnh 8 Hoa pháp tính 9 Hoa trảng tướng
10 Kim cương 11 Nhập pháp ấn 12 Tam muội vương an lập
13 Phóng quang 14 Lực tiến 15 Cao sơn
16 Tất nhập biện 17 Thích danh tự 18 Quán phương
19 Đà la ni 20 Vô cuồng 21 Nhiếp chư pháp hải
22 Thiên phúc hư không 23 Kim cương luân 24 Bảo đoạn
25 Năng chiếu 26 Bất cầu 27 Vô trú
28 Vô tâm 29 Tịnh đặng 30 Vô biên minh
31 Năng tác minh 32 Phổ chiếu minh 33 Kiên tịnh chư
34 Vô cấu minh 35 Hoan hỷ 36 Điện quang
37 Vô tận 38 Hàm đức 39 Ly tận
40 Bất động 41 Bất thoái 42 Nhật đăng
43 Nguyệt tịnh 44 Tịnh minh 45 Năng tác minh
46 Tác hành 47 Tri tướng 48 Như kim cương
49 Tâm trụ 50 Phổ minh 51 An lập
52 Bảo tụ 53 Diệu pháp ấn 54 Pháp đẳng
55 Đoạn hỷ 56 Đáo pháp đỉnh 57 Năng tán
58 Phân biệt 59 Thủ đẳng tướng 60 Ly tự
61 Đoạn duyên 62 Bất hoại 63 Vô chủng tướng
64 Vô xứ hành 65 Ly mông muội 66 Vô pháp
67 Bất biến dị 68 Độ duyên 69 Tập chư công đức
70 Trụ vô tâm 71 Tịnh diệu hoa 72 Giác ý
73 Vô lượng 74 Vô đẳng đẳng 75 Độ chư pháp
76 Phân biệt chư pháp 77 Tán nghi 78 Vô trụ xứ
79 Nhất trang nghiêm 80 Sinh hạnh 81 Nhất hạnh
82 Bất nhất hạnh 83 Diệu hạnh 84 Đạt nhất thiết hữu để tán
85 Nhập danh ngữ 86 Ly âm thanh tự ngữ 87 Nhiên cự
88 Tịnh tướng 89 Phá tướng 90 Nhất thiết chủng diệu túc
91 Bất hỷ khổ lạc 92 Vô tận tướng 93 Đà la ni
94 Nhiếp chư tà chính tướng 95 Diệt tăng ái 96 Nghịch thuận
97 Tịnh quang 98 Kiên cố 99 Mãn nguyệt tịnh quang
100 Đại trang nghiêm 101 Năng chiếu nhất thiết 102 Tam muội đẳng
103 Nhiếp nhất thiết hữu tranh vô danh 104 Bất lạc nhất thiết trụ xứ 105 Như trụ định
106 Hoại thân suy 107 Hoại ngữ như hư không 108 Ly trứ hư không bất nhiễm

54 HẠT:

tràng hạt niệm châu 54 hạt

tràng hạt niệm châu 54 hạt bằng đá Labradorite

54 hạt biểu thị cho 54 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ Tát. Trong đó bao gồm: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, lại cộng thêm tứ thiện căn vị, liệt kê như sau:

Thập tín: (1) Tín tâm, (2) niệm tâm, (3) tinh tiến tâm, (4) tuệ tâm, (5) định tâm, (6) bất thoái tâm, (7) hộ pháp tâm, (8) hồi hướng tâm, (9) giới tâm, (10) nguyện tâm.

Thập trụ: (1) Sơ phát tâm trụ, (2) trì địa trụ, (3) tu hạnh trụ, (4) sinh quý trụ, (5) phương tiện cụ túc trụ, (6) chính tâm trụ, (7) bất thoái trụ, (8) đồng chân trụ, (9) vương tử trụ, (10) quán đỉnh trụ.

Thập hạnh: (1) Hoan hỷ hạnh, (2) nhiêu ích hạnh, (3) vô sân hận, (4) vô tận hạnh, (5) ly si loạn hạnh, (6) thiện hiện hạnh, (7) vô trước hạnh, (8) tôn trọng hạnh, (9) thiện pháp hạnh, (10) chân thực hạnh.

Thập hồi hướng: (1) Cứu hộ nhất thiết chúng sinh ly chúng sinh tướng hồi hướng, (2) bất hoại hồi hướng, (3) đẳng nhất thiết Phật hồi hướng, (4) chí nhất thiết xứ hồi hướng, (5) vô tận công đức tạng hồi hướng, (6) tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng, (7) tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sinh hồi hướng, (8) chân như tướng hồi hướng, (9) vô phược vô trước giải thoát hồi hướng, (10) pháp giới vô lượng hồi hướng.

Thập địa: (1) Hoan hỷ địa, (2) ly cấu địa, (3) phát quang địa, (4) diệm tuệ địa, (5) nan thắng địa, (6) hiện tiền địa, (7) viễn hành địa, (8) bất động địa, (9) thiện tuệ địa, (10) pháp vân địa.

Tứ thiện căn: Chỉ trước khi kiến đạo, quán Tứ đế và tu hành 16 hạnh tướng để đạt đến 4 giai vị tu hành vô lậu thánh vị, bao gồm: (1) Noãn vị, (2) định vị, (3) nhẫn vị, (4) thế đệ nhất vị.

42 HẠT:

42 hạt biểu thị cho 42 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ Tát, bao gồm Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác. Những giai vị đã trình bày ở trên, dưới đây không nhắc lại.

Đẳng giác: còn gọi là Đẳng chính giác, chỉ về mặt nội dung và Phật tướng, trên thực tế người tu hành còn kém một chút so với Phật. Nếu như muốn hiểu rõ, xin tham khảo Nhân vương Bát nhã Ba la mật kinh – Thụ trì phẩm do Cưu Ma La Thập (Diêu Tần) dịch.

Diệu giác: Chỉ phật quả cứu cánh giác hạnh viên mãn, Bồ Tát ở giai vị Đẳng giác đoạn trừ vô minh đắc được giai vị này.

36 HẠT:

36 hạt không có hàm nghĩa chính xác, thông thường để tiện cho việc mang theo bên mình, chia 108 hạt thành 3 chuỗi, mỗi chuỗi 36 hạt. Trong đó, hàm chứa nghĩa lý lấy tiểu thấy đại, cho nên nó tương đồng với 108 hạt.

27 HẠT:

27 hạt biểu thị cho 27 hiền vị của Tiểu thừa tu hành 4 hướng, 4 quả, tức là 18 vị hữu học của 4 hướng, 3 quả trước và 9 vị vô học của quả A La Hán. Giống như trong Trung a hàm – Đại phẩm phúc điền kinh viết:

Thế Tôn nói rằng: “Cư sĩ! Trên đời phàm có 2 hạng phúc điền nhân, 2 hạng đó là 2 hạng nào? Một là Học nhân, hai là Vô học nhân. Học nhân có 18 vị, Vô học nhân có 9 vị”

“Cư sĩ! Thế nào là 18 vị Học nhân?”. Tín hạnh, Pháp hạnh, Tín giải thoát, Kiến đáo, Thân chứng, Gia gia, Nhất chủng, Hướng tu đà hoàn, Đắc tu đà hoàn, Hướng tư đà hàm, Đắc tư đà hàm, Hướng A na hàm, Đắc A na hàm, Trung ban Niết bàn, Sinh ban Niết bàn, Hành ban Niết bàn, Vô hành ban Niết bàn, Thượng lưu sắc cứu cánh là 18 học vị Học nhân.

“Cư sĩ! thế nào là 9 vị Vô học nhân?”. Tư pháp, Thăng tiến pháp, Bất động pháp, Thoái pháp, Bất thoát pháp, Hộ pháp hộ tắc bất thoái bất hộ tắc thoái, Thực trụ pháp, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát là 9 vị Vô học nhân.

Trong kinh đem giai vị tu hành của đệ tử Phật từ Hữu học đến Vô học cộng lại thành 27 loại. Bởi vì, họ đều có thể nghe Phật pháp, cho nên gọi là người có “phúc”. Loại Hữu học, chỉ những người đoạn tuyệt tất thảy phiền não, tu học giới, định, tuệ vô lậu và Niết bàn. Cũng tức là đệ tử Phật mặc dù có thể tri kiến Phật pháp, nhưng còn có phiền não chưa đoạn, cần có phương pháp tu hành học tập giới, định, tuệ để đoạn trừ tất thảy phiền não, chứng đắc lậu tận, bởi vì họ còn có cách có thể tu học, cho nên gọi là Hữu học. Trong 4 hướng, 4 quả của tiểu thừa, bậc thánh 4 hướng 3 quả trước là Hữu học, chỉ có bậc thánh chứng đắc quả A La Hán, bởi vì học không có cách nào có thể học, cho nên gọi là vô học.

21 HẠT:

21 hạt biểu thị cho 21 giai vị, bao gồm: Thập địa, Thập ba la mật và quả Phật. Thập địa đã được giới thiệu ở mục 54 hạt, ở đây không nhắc lại. “quả Phật” chỉ đạt đến quả vị thành Phật cứu cánh nhất.

18 HẠT:

Tục gọi là “thập bát tử”. Trong đó, “Thập bát” chỉ “Thập bát giới”, tức lục căn, lục trần, lục thức.

Lục căn: (1) nhãn, (2) nhĩ, (3) tỵ, (4) thiệt, (5) thân, (6) ý.

Lục trần: (1) sắc trần, (2) thanh trần, (3) hương trần, (4) vị trần, (5) xúc trần, (6) pháp trần.

Lục thức: (1) nhãn thức, (2) nhĩ thức, (3) tỵ thức, (4) thiệt thức, (5) thân thức, (6) ý thức.

14 HẠT:

14 hạt biểu thị Bồ Tát Quán Âm cùng với tất thảy chúng sinh trong thập phương, Tam thế, 6 cõi đồng nhất bi ngưỡng, khiến cho chúng sinh đạt được 14 công đức vô úy.

  1. Khiến cho chúng sinh phản chiếu tự tính, đạt được giải thoát là vô úy.
  2. Khiến cho chúng sinh xoay chuyển tri kiến, nếu như gặp hỏa hoạn, lửa không thể thiêu cháy là vô úy.
  3. Khiến cho chúng sinh xoay chuyển quán thính, tuy bị nước lớn cuốn đi, nhưng nước không thể nhấn chìm là vô úy.
  4. Khiến cho chúng sinh lục căn tiêu trừ, khi bị hại, cắt đứt những điều xấu, đó là vô úy.
  5. Bồ tát chiếu sáng thập phương, khiến cho chúng sinh không bị dạ xoa, những điều đen tối làm hại, đó là vô úy.
  6. Khiến cho chúng sinh nhập La sát quỷ quốc, quỷ tự tiêu diệt điều ác, đó là vô úy.
  7. Khiến cho chúng sinh không bị hư vọng thanh trần trói buộc, đó là vô úy.
  8. Khiến cho chúng sinh đi trên con đường nguy hiểm giống như đi trên con đường bằng phẳng, gặp giặc mà không bị cướp, đó là vô úy.
  9. Khiến cho những người có tính đa dâm, không sinh sắc niệm, đó là vô úy.
  10. Khiến cho những người hay oán hận, tức giận không sinh sân huệ, đó là vô úy.
  11. Khiến cho tất thảy những người không có thiện tâm, tránh xa si ám, đó là vô úy.
  12. Khiến cho chúng sinh không có con, người muốn cầu con trai, khiến cho họ sinh được con trai, đó là vô úy.
  13. Khiến cho chúng sịnh không có con, người muốn cầu con gái liền sinh được con gái, đó là vô úy.
  14. Khiến cho chúng sinh niệm trì danh hiệu Quán Âm được phúc đức nhiều như hằng hà sa số.

Theo Thích Minh Nghiêm.