OPAL
Pháo hoa, con sứa, giải ngân hà, tia sáng là những danh từ mà giới sưu tầm đá quý dùng để so sánh vẻ đẹp của đá opal. Màu sắc của đá opal rực rỡ như những bông pháo hoa hay đôi khi huyền bí như những giải ngân hà. Trong ngành ngọc học, người ta dùng từ “kính vạn hoa” để miêu tả về màu sắc của loại đá đặc biệt trong tự nhiên này.
Tổng quan về đá opal
Có thể dễ dàng nhận thấy trên bề mặt đá opal là sự pha trộn của nhiều màu sắc khác nhau, có màu đỏ của đá ruby, màu xanh của sapphire hay emerald ngọc lục bảo, vì vậy mà người Roman cổ đại cho rằng đá opal là vua của các loại đá, là loại đá quý và quyền lực nhất trong tự nhiên. Những người Ả-Rập du cư (Bedouins) tin rằng đá Opal là viên đá của thần sấm, chúng lưu giữ vết tích của sấm sét trên bề mặt, từ trên trời rơi xuống và mang theo quyền lực của sấm sét. Khi người Úc bắt đầu khai khoáng và thương mại hóa loại đá này vào đầu những năm 1890, sự phát triển về công nghệ khai khoáng cùng với trữ lượng dồi dào đã biến Úc trở thành quốc gia số 1 trên thế giới trong việc cung cấp đá opal chất lượng cao.
Birthstones
Đá Opal là viên đá của người sinh vào tháng 10.
Đặc điểm đá opal
Khoáng vật: Hydrated Silica
Thành phần hóa học: SiO2•nH2O
Màu sắc: Tất cả các loại màu sắc
Chiết suất: 1.37-1.47
Lưỡng chiết quang: Không
Tỷ trọng : 2.15 (+0.08, -0.90)
Độ cứng Mohs: 5 to 6.5
Sự hình thành
Hình thành ở nhiệt độ thấp từ nước giàu SiO2, đặc biệt là xung quanh các nguồn khoáng nóng, đồng thời opal cũng có thể xuất hiện trong bất kỳ môi trường địa chất nào.
Nơi phân bố
Chủ yếu Australia (New South Wales, Queensland), Brazil, Mexico (opal lửa), Hoa Kỳ.
Bảng tham khảo:
Thành phần | SiO2·nH2O |
Hệ tinh thể | Vô định hình |
Độ trong suốt | Trong suốt đến không thấu quang |
Dạng quen | Tập hợp dạng thận hoặc quả nho |
Độ cứng Mohs | 5,0-6,5 |
Tỷ trọng | 1,98-2,50 |
Cát khai | Không |
Vết vỡ | Vỏ sò, không đều; giòn |
Biến loại (màu sắc) | Tất cả các màu (trắng, đen, da cam, không màu, hồng, vàng, lục, lam), một số có hiệu ứng ngũ sắc.
Chia ra: Opal quý (precious opal): có hiện tượng ngũ sắc. Opal lửa: có màu da cam. Opal thường (common opal): không có hiện tượng ngũ sắc. |
Màu vết vạch | Trắng |
Ánh | Thủy tinh |
Đa sắc | Không |
Chiết suất | 1,37-1,52 |
Lưỡng chiết và dấu quang | Không |
Biến thiên chiết suất | Không |
Phát quang | Opal trắng: phát màu trắng, phớt lơ, phớt nâu, phớt lục.
Opal lửa: phớt lục đến nâu. |
Phổ hấp thụ | Opal lửa: 700-640,590-400 |
Tổng hợp và xử lý | Opal đã được một số nhà sản xuất tổng hợp (Gilson-Pháp; Inamorit-Nhật; một số nhà sx khác ở Trung Quốc, Australia và Nga).
Opal được xử lý bằng phương pháp nhuộm dầu và tẩm sáp. |