đá mặt trăng

Tên khoa học: đá mặt trăng (moonstone)

Tổng quan về đá mặt trăng

Đá mặt trăng tên khoa học là moonstone, là một biến thể thuộc nhóm feldspar orthoclase. Trong quá trình thành tạo, orthoclase và albite được hình thành trong những tầng địa chất khác nhau.

Khi ánh sáng xuyên qua một lớp mỏng của đá mặt trăng sẽ tạo ra sự khuếch tán, ánh sáng khuếch tán nhìn như ánh trăng, hiện tượng quang học này được gọi là hiện tượng “ánh trăng” hay “adularescence“.

đá mặt trăng

Hiệu ứng mặt trăng adularescence

Adularescence là hiện tượng ánh sáng xuất hiện bao trùm và xuyên suốt một viên đá. Những biến thể khác thuộc nhóm khoáng vật feldspar cũng có hiện tượng adularescence, như labradorite và sanidine.

Tham khảo: một số hiện tượng quang học của đá quý

Thành phần Tạo thành từ các lớp xen kẽ của 2 khoáng vật felspar KAAlSi3O4(orthoclase) và NaAlSi3O4 (plagioclase)
Hệ tinh thể Một nghiêng
Độ trong suốt Trong suốt đến đục
Dạng quen Dạng lăng trụ
Độ cứng Mohs 6-6,5
Tỷ trọng (specific gravity) 2,56-2,59
Cát khai Hoàn toàn theo hai phương gần vuông góc với nhau.
Vết vỡ Không đều
Biến loại (màu sắc) Không màu, trắng, hồng, vàng lấp lánh ánh lơ hoặc tím phớt lơ (hiệu ứng lấp lánh nhiều màu)
Màu vết vạch Trắng
Ánh Thủy tinh
Đa sắc Không
Chiết suất (refractive index) 1,518-1,526
Lưỡng chiết và dấu quang (birefingence) 0,008; âm
Biến thiên chiết suất Thấp (0,012)
Phát quang Yếu: phớt lơ, da cam
Phổ hấp thụ Không đặc trưng
Tổng hợpxử lý Chưa được tổng hợp và xử lý

Nguồn gốc: xem Tổng quan về feldspar

Những nơi phân bố chính: chủ yếu ở Sri Lanka, ngoài ra là Ấn Độ, Madagasca, Myanmar và Mỹ.

Phân bố ở Việt Nam: chưa được tìm thấy.

Một vài điểm thú vị về đá mặt trăng

Hiệu ứng ánh trăng: hiệu ứng ánh trăng hay adularescence xảy ra ở đá mặt trăng do ánh sáng xuyên qua lớp khoáng vật feldspar, tạo ra những hiệu ứng quang học lấp lánh trông giống như ánh trăng.

Hơn một nửa: các khoáng vật trong nhóm khoáng vật feldspar chiếm hơn một nửa lượng đá trên bề mặt lớp vỏ trái đất.

0,5 micro: Lớp khoáng vật feldspar tạo thành đá mặt trăng có kích cỡ gần giống với kích cỡ của bước sóng ánh sáng.

Biểu tượng của tháng sáu: đá mặt trăng là viên đá tháng sáu, cùng với ngọc traialexandrite.

Giá trị của đá mặt trăng

Ba giá trị tiêu biểu tạo nên giá trị của đá mặt trăng trong ngành công nghiệp trang sức, đó là:

Loại đá hiếm: đá mặt trăng thực chất không phải là hiếm, chúng thuộc họ nhà feldspar, có rất nhiều trong tự nhiên, nhưng đa số không đạt tiêu chuẩn làm trang sức cao cấp. Những viên đạt đủ yêu cầu thường rất khó tìm.

Hiệu ứng quang học ánh trăng adularescence: hiệu ứng đặc biệt này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và giá trị của đá mặt trăng.

Hiệu ứng mắt mèo: ngoài hiệu ứng mặt trăng, chúng đôi khi cũng xuất hiện hiệu ứng quang học mắt mèo.

Đặc điểm về chất lượng

Những đặc điểm sau là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đá mặt trăng:

đá mặt trăng

Màu sắc: Loại chất lượng và có giá trị thương mại cao nhất là loại tinh khiết như thủy tinh với những ánh xanh mờ.

đá mặt trăng

Kiểu cắt: để tạo thành hiệu ứng quang học ánh trăng, đá mặt trăng thường phải được cắt theo dạng cabochon.

đá mặt trăng

Trọng lượng và kích cỡ: đá mặt trăng đạt tiêu chuẩn cao được tìm thấy trong nhiều kích cỡ khác nhau, điều này không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đánh giá chất lượng viên đá.

Đá mặt trăng

Trang sức được làm từ đá mặt trăng

Tham khảo: vòng tay phong thủy đá mặt trăng

Xem thêm tài liệu kiến thức đá quý, tra cứu danh mục các loại đá quý khác hoặc mua sắm các sản phẩm đá quý như tỳ hưu, vòng tay phong thủy, phật bản mệnh, đồng điếu… tại website Prime Gold.