Tên khoa học: ngọc trai (pearl)
Ngọc trai là loại đá quý có nguồn gốc hữu cơ.
Thành phần | Thành phần CaCO3 (86%), chất hữu cơ (12%) và nước (2%) |
Hệ tinh thể | Trực thoi |
Độ trong suốt | Đục đến không thấu quang |
Dạng quen | Tròn, oval, bầu dục, quả lê, kỳ dị, không rõ ràng. |
Độ cứng Mohs | 2,5-4,5 |
Tỷ trọng | 2,60-2,85 |
Cát khai | Không |
Vết vỡ | Không đều |
Biến loại (màu sắc) | Trắng, hồng, màu bạc, màu kem, vàng, lục, lơ, đen |
Màu vết vạch | Trắng |
Ánh | Xà cừ |
Đa sắc | Không |
Chiết suất | 1,52-1,66
Riêng ngọc trai đen: 1,53-1,69 |
Lưỡng chiết và dấu quang | Không |
Biến thiên chiết suất | Không |
Phát quang | Yếu
Ngọc trai đen: phớt đỏ. Ngọc trai sông: mạnh (lục nhạt). |
Phổ hấp thụ | Không đặc trưng |
Tổng hợp và xử lý | Ngọc trai đã được con người sản xuất (nuôi) từ những năm 20 của thế kỷ 20, cả trong nước mặn và nước ngọt.
Ngọc trai cũng đã được xử lý bằng các phương pháp: tẩy màu, nhuộm màu và chiếu xạ. |
Nguồn gốc: Ngọc trai được hình thành chủ yếu là trong các loài trai nước mặn và một số loài trai nước ngọt, và có thể trong một số loài ốc (ngọc ốc)
Những nơi phân bố chính: Vịnh Persic, vịnh Manara (giữa Ấn Độ và Sri Lanka), Madagasca, Myanmar, Philipine, Australia, Trung Mỹ và vùng phía Bắc của Nam Mỹ.
Những nước sản xuất ngọc trai nuôi chủ yếu hiện nay là Nhật Bản, Trung Quốc, Tahiti…
Ở Việt Nam ngọc trai được nuôi ở nhiều nơi như Hạ Long, Phú Yên và Nha Trang…