lịch sử ngọc phỉ thúy

Ngọc phỉ thúy du nhập vào Trung Quốc từ khi nào? Thời điểm nào loại ngọc màu xanh lục này được gọi là ngọc phỉ thúy, vẫn còn là một vấn đề đang được tìm hiểu. Có nhiều quan điểm khác nhau đối với vấn đề này, nhà sử học Joseph (Anh Quốc) trong cuốn Lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc cho rằng:

“Trước thế kỷ XVIII, người Trung Quốc không biết đến loại ngọc này. Về sau, loại ngọc xuất xứ từ Myanmar này mới chuyển vào Trung Quốc qua Vân Nam”. Tác giả Hạ Tương Dung trong cuốn Lịch sử khai thác khoáng sản của Trung Quốc cổ đại cho rằng: “Đây là một vấn đề chưa từng được tìm hiểu”. Những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu ngọc phỉ thúy đều tiến hành tìm hiểu tích cực đối với vấn đề này. Trương Trúc Bang trong cuốn Đi tìm bí mật ngọc phỉ thúy cho rằng: “Ngọc khai thác ở Mogaung tới thời Nguyên đạt đến giai đoạn hưng thịnh. Hai tác giả Mã La Cương và Sài Hán Luận trong cuốn Đi tìm nguồn gốc của ngọc phỉ thúy của tập Đá quý Trung Quốc cho rằng: “Giới hạn trên của thời gian phát hiện và thâm nhập vào lĩnh vực thương mại của ngọc phỉ thúy không thể ở triều Nguyên, càng không thể sớm hơn… Cuối triều Minh cũng không phải là thời gian ngọc phỉ thúy được phát hiện,… quan điểm niên đại phát hiện ngọc phỉ thúy 500 năm trở nên là có cơ sở”. Tác giả của cuốn Lịch sử ngọc phỉ thúy cho rằng: “Triều Chu có ngọc phỉ thúy, triều Hán cũng có ngọc phỉ thúy…, nhưng cho đến cuối triều Minh vẫn là bảo bối hiếm thấy,… chế phẩm ngọc phỉ thúy thực sự thịnh hành vào triều Thanh”. Ý nói muốn tìm hiểu tường tận về ngọc phỉ thúy, cần phải tổng hợp những phân tích của tài liệu lịch sử và những phát hiện khảo cổ mới có được một nhận thức hoàn chỉnh. Bảng 1 là sự tổng kết những vấn đề liên quan đến ngọc phỉ thúy trong tài liệu lịch sử và khảo cổ. Từ đó có thể thấy rõ lịch sử và quá trình phát triển của ngọc phỉ thúy.

Tham khảo: cách chọn vòng ngọc cẩm thạch / lịch sử khai thác ngọc phỉ thúy ở Myanmar

Triều đại Niên đại Nội dung
Triều thương Khoảng đầu thế kỷ XVIII TCN – thế kỷ XI TCN
Triều chu Tây Chu Thế kỷ XI TCN – năm 771 TCN Tác phẩm Thạch nhã của Chương Hồng Chiêu (1)
Đông Chu Năm 770 TCN – 256 TCN
Tần Năm 221 TCN – 206 TCN
Triều Hán Tây Hán Năm 206 TCN – năm 25 Thuyết văn giải tự của Hứa Thận (2); Hậu hán thư – Ban cố truyện (3); Tây đô phú của Ban Cố; Tây Kinh phú của Trương Hoành (4)

Báo cáo khai quật mộ Mãn Thành Hán (5) Nghĩa địa ngư trường Đại An Cát Lâm – Khảo cổ năm 1975 kỳ thứ 6 (6); Khai quật lô văn vật triều Hán ở huyện Đằng, tỉnh Quảng Tây – Văn vật năm 1981 kỳ 3 (7); Điều tra mộ quan tài đá và di chỉ ở đập nước Tinh TInh của Vĩnh Cát – Khảo cổ năm 1979 kỳ 3; Hoa dương quốc chí – Nam trung chí – Vĩnh xương quận (8).

Đông Hán Năm 25 – 220
Tam Quốc Ngụy Năm 220-265
Thục Hán Năm 221-263
Ngô Năm 222-280
Tấn Tây Tấn Năm 265-317 Tấn thư – Dư phục chí (9)
Đông Tấn Năm 317-420
Nam Bắc triều Nam triều Năm 420-479 Ngọc đài tân vịnh – Tự của Từ Lăng (Nam Triều) (10)
Bắc triều Năm 386-581 Lạc mai của Tạ Điểu (11)
Tùy Năm 581-618
Đường Năm 618-907 Thảo luận về chứng cứ mới trong văn vật y dược khai quạt được ở thôn Hà Gia – Khảo cổ năm 1983 kỳ 2 (12), Tân ngũ đại sử Đường bản ký, Viễn biệt ly của Lệnh Hồ Sở (13)
Ngũ Đại Bắc Tống Năm 907-960
Nam Tống Năm 960-1127 Tống sử Lưu Trọng Tiến truyện. Quy Điền Lục của Âu Dương Tu (14), Kim Thạch Lục – Hậu Tự của Lý Thanh Chiếu (15)
Năm 1127-1279
Nguyên Năm 1026-1368 Minh sử – Dư phục chí (16)
Minh Năm 1368-1644 Tùng song mộng ngữ của Trương Hạn Soạn
Thanh Năm 1616-1911 Quang Tự Vân Nam thông chí

Bảng 1

(1) Trong tác phẩm nổi tiếng Thạch nhã của Chương Hồng Chiêu có một bức ảnh cán dao viết : “Chu đại phỉ thúy khí”, “Thượng ngu la thị tàng”. Chương Hồng Chiêu viết : “Trong nhà La Thúc Uẩn có dấu cán dao ngọc phỉ thúy, khai quật từ Vân Lạc Dương, hoa văn giống vách hang động, đoán là di vật của nhà Chu, chưa biết thực hư ra sao?”. Từ đoạn văn trên có thể thấy, ban đầu ông Chương cho là ngọc phỉ thúy, nhưng liệu đó có phải là di vật của nhà Chu (thế kỷ XI trước Công nguyên – năm 256 TCN) hay không không thể xác nhận được.

(2) Trong cuốn từ điển Thuyết văn giải tự sớm nhất của Trung Quốc do Hứa Thận (Triều Hán) biên soạn có giải thích liên quan đến hai từ “phỉ thúy” như sau: “Phỉ, xích vũ tước dã, thanh vũ tước dã” (Phỉ là màu đỏ lông chim sẻ, thúy là màu xanh lông chim sẻ). Qua đó có thể thấy, từ phỉ thúy ở triều Hán biểu thị một loại chim.

(3) Trong mục Di vật chất , sách Hậu Hán thư – Ban cố truyền có viết: “Màu xanh lông chim sẻ có hình như màu chim yến, đỏ mà giống đực gọi là phỉ, xanh mà giống cái gọi là thúy, lông của nó có thể dùng để trang sức trên màn trướng”.

(4) Có thể nói, khái niệm ngọc phỉ thúy xuất hiện từ triều Hán. Trong Tây đô phú của Ban Cố có viết câu thơ: “Phỉ thúy hỏa tề, lưu diệu hàm anh; Trong Tây kinh phú của Truong Hoành có câu thơ: Phỉ thúy hỏa tề, lạc dĩ mỹ ngọc”, phỉ thúy ở đây không phải dùng để miêu tả nhan sắc, cũng không phải là cách gọi một loài chim. “Hỏa tề” là cách gọi thủy tinh thời cổ, phỉ thúy đặt song song với thủy tinh đó cũng là một loại ngọc thạch quý. Vì vậy, từ phỉ thúy ở triều Hán là tên gọi một loại mỹ ngọc, loại mỹ ngọc này liệu có phải là ngọc phỉ thúy Jadeite ngày nay hay không vẫn còn phải đợi khảo chứng.

(5) Năm 1968, người ta khai quật được một số đồ trang sức khảm ngọc phỉ thúy ở trong mộ của Trung Sơn Tịnh Vương Lưu Thắng ở Hán Trung, huyện Mãn Thành, tỉnh Hà Bắc. Báo cáo khai quật gọi là những đồ trang sức khảm ngọc phỉ thúy đó là “làm hình móng ngựa, hai mặt bên khắc hai con thú, trong có khảm ngọc phỉ thúy hình đầu thú”. Ngọc phỉ thúy này có thể là đồ trang sức Lưu THắng đã sử dụng khi còn sống, thời đại ông sống là khoảng năm 100 trước Công Nguyên.

(6) Tháng 5, năm 1974, người ta khai quật được “một món đồ trang sức bằng ngọc phỉ thúy, hình chữ nhật, sáng bóng, bề mặt nhẵn mịn, có các đường họa tiết dạng nổi, một mặt có vết, lỗ xiên dọc, đục theo hướng đơn” trong mộ đời Hán ở bãi đánh bắt cá thuộc huyện Đại An, Cát Lâm. Niên đại sử dụng là triều Hán hoặc trước triều Hán.

(7) Năm 1976, người ta khai quật được “hai khuyên tai bằng ngọc phỉ thúy, có hình cầu dẹt, một đầu có lỗ xuyên sang hai mặt” ở trong mộ “quan tài đá” thuộc đập nước Tinh TInh của huyện Vĩnh Cát, tỉnh Cát Lâm. Niên đại của ngôi mộ là triều Hán.

Những văn vật tìm được để cập ở mục (5) (6) (7) đều là do nhà khảo cổ đoán định, chưa được qua giám định thành phần khoáng vật. Vì vậy, tên gọi đó chưa hẳn đã chính xác. Nếu chính xác, có thể chứng thực thời gian sử dụng ngọc phỉ thúy sớm nhất bắt đầu từ triều Hán.

(8) Trong Hoa dương quốc chí – Nam Trung chí – Vĩnh Xương quận có ghi chép Vĩnh Xương và các huyện trực thuộc có nhiều sản vật như : “Vàng, châu ngọc, hổ phách, ngọc phỉ thúy, tơ tằm, tinh tinh, ngọc lưu ly, ngọc trai”…, châu ngọc là ngọc thạch; hổ phách cũng là ngọc thạch, châu ngọc, hổ phách và ngọc phỉ thúy đứng ngang hàng với nhau. Hàm ý của chữ phỉ thúy ở đây nhất định không phải chỉ màu sắc hoặc một loại chim, mà chỉ một loại ngọc bội. Ngọc thạch, hổ phách đều có xuất xứ từ Myanmar, hơn nữa đều là những thương phẩm được vận chuyển từ Myanmar tới quận Vĩnh Xương. Từ đó, có thể suy đoán ra hai chữ “phỉ thúy” dùng ở đây chính là ngọc phỉ thúy ngày nay. Vì vậy, phỉ thúy chuyên chỉ ngọc thạch có nguồn gốc từ triều Hán, đồng thời phân biệt với các loại ngọc thạch khác.

(9) Trong Tấn thư – Dư phục chí có viết: “Cập quá giang, phục chướng đa khuyết, nhi miện sức dĩ phỉ thúy san hô tạp châu” (đến khi qua sông thấy trang phục màu áo còn nhiều thiếu sót mà để trang sức mũ miện thì lấy cái loại ngọc quý hỗn hợp cả san hô với ngọc phỉ thúy). Ông Ngưu Bỉnh Việt cho rằng: “Miện lưu là hạt châu làm bằng ngọc thạch”, hai chữ phỉ thúy ở đây tuyệt đối không phải chỉ màu sắc, có công hiệu giống với hổ phách, khả năng là một loại ngọc thạch.

(10) Trong Ngọc đài tân vịnh – Tự , lời tựa của Từ Lăng thời Nam triều có viết : “Lưu ly nghiên hạp chung nhật tùy thân, phỉ thúy bút sàng vô thời ly thủ” (Hộp nghiên bằng lưu ly luôn mang theo bên mình, bút phỉ thúy không lúc nào rời tay). “Lưu ly nghiên hạp” tương ứng với “phỉ thúy bút sàng”, từ đó có thể thấy phỉ thúy ở đây là một loại ngọc thạch.

(11) Trong bài thơ Lạc mai của thi nhân Tạ Điểu (Nam triều Tề) có viết: “Dụng trì tháp vân kế, phỉ thúy tỷ quang huy”, chứng tỏ thời đó đã có trang sức bằng ngọc phỉ thúy.

(12) Thôn Hà Gia thuộc Nam Giao, Tây An là nền móng cũ của vương phủ triều Đường. Trong hầm của di chỉ này đã khai quật được lượng lớn các văn vật, trong đó có một số là ngọc thạch, đồ bằng ngọc và phỉ thúy. Đới Ứng Tân có viết trong cuốn Thảo luận về chứng cứ mới trong văn vật y dược khai quật ở thôn Hà Gia giới thiệu: “Có tổng cộng 16 miếng bảo ngọc, trong đó có 7 miếng ngọc Saphire, 2 miếng ngọc, 6 miếng ngọc phỉ thúy, 1 miếng ngọc hoàng tinh”,”những miếng ngọc này cùng với 3 miếng san hô, một cốc pha lê đường vân tròn, bát thủy tinh, khảm vàng đều được để trong một hũ bằng bạc, trong hũ bằng bạc này có ghi “pha lê bằng 16 đoạn”, “san hô 3 đoạn”, “cốc bát ngọc lưu ly mỗi loại 1”, “vòng ngọc 4″…, đem đối chiếu với những văn vật cụ thể thấy không thiếu một thứ gì”. Qua đoạn văn này có thể thấy: Thứ nhất, triều Đường đã tồn tại ngọc phỉ thúy là sự thật không phải tranh cãi; thứ hai, pha lê là cách gọi cũ đối với ngọc bội, những dòng chữ “pha lê bằng 16 đoạn” tức chỉ 16 mảnh ngọc bội, còn 1 chữ “bằng” có thể đủ thấy triều Đường đã đem ngọc thạch phân biệt với các loại ngọc bội khác, nhưng lại quy về một loại lớn, khác biệt tương đối lớn so với san hô, vì vậy gọi là “san hô 3 đoạn”. Vùng Trường An triều Đường gọi “phỉ thúy” bằng tên gọi như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn.

(13) Đại thần, thi nhân triều Đường là Lệnh Hồ Sở trong bài thơ Viễn biệt ly có viết: “Đại chức uyên ương phúc, kim trang phỉ thúy trâm” (thêu đồi mồi lên giấy uyên ương, vàng trang sức trên trâm phỉ thúy), chứng tỏ ở triều Đường đã có trâm cài tóc bằng ngọc phỉ thúy.

(14) Nhà văn lớn triều Tống là Âu Dương Tử từng viết như thế này trong Quy điền lục : Nhà ta có một cái hũ ngọc, hình chế tác cổ điển mà tinh xảo. Khi ta mới được nó, Mai Thanh Du cho đó là ngọc bạch. Khi ta ở Dĩnh Châu thường lấy nó ra để để cho các vị quan cùng chiêm ngưỡng. Khi đó có Đẳng Bảo Cát ngồi ở trên xe ngựa, tiếng chuông ngựa kêu leng keng, ông là nội thần triều Chân Tông, vì biết cái hũ ngọc này nên đã nói: “Đó là bảo khí đấy, gọi nó là phỉ thúy, là bảo mật trong cấm cung, được cất giữ trong khi nhà vua. Trong kho đó cũng có 1 chiếc châm phỉ thúy, cho nên ta biết cái hũ này”. Qua đó có thể thấy, khi đó người ta đã phân biệt ngọc bích và phỉ thúy không phải cùng một loại mỹ ngọc, giá trị của phỉ thúy cao hơn ngọc bích, là bảo bối trong cung đình, hơn nữa lại tương đối hiếm. Hũ ngọc Âu Dương Tu đề cập đến có khả năng không phải là tác phẩm của triều Tống, bởi vì “hình chế thậm cổ”. Nhưng có thể cho rằng, ít ra triều Tống (960 – 1127) đã dùng phỉ thúy để chỉ một loại ngọc và có sự khác biệt với ngọc bích.

(15) Trong Kim thạch lục – Hậu tự của Lý Thanh Chiếu có câu : “Thủ vô minh châu phỉ thúy chi sức”. Minh châu và phỉ thúy ở đây được đặt ngang hàng, có thể thấy khi đó phỉ thúy đã là một đồ trang sức.

(16) Trong phần Hoàng hậu quan phục của Minh sử – Dư phục chí có viết “Mũ của hoàng hậu có viền khung tròn bằng phỉ thúy”, “thường phục của hoàng hậu có đồ trang sức, vòng xuyến bằng vàng ngọc, châu báu, phỉ thúy”. Có thể thấy, phỉ thúy ở triều Minh đã được viết vào trong chế định trang phục của hoàng hậu, như vậy là khái niệm rất rõ ràng.

Nhưng bất kỳ đồ trang sức bằng phỉ thúy chưa khai quật trong lăng Minh Định chứng tỏ ngọc phỉ thúy ở triều Minh vẫn hiếm hoi.

Thông qua những chứng cứ đưa ra từ các tư liệu lịch sử và tài liệu khảo cổ, có thể rút ra những kết luận như sau:

  1. Niên đại sớm nhất của trang sức bằng ngọc phỉ thúy từ thời Tây Hán, ít nhất là thời Hán (206 – 220 TCN), Trung Quốc đã có sử dụng loại ngọc phỉ thúy Jadeite này, nhưng số lượng tương đối ít.
  2. Ở triều Hán, phỉ thúy có 3 nội hàm: một là chỉ màu sắc, hai là chim phỉ thúy, ba là biểu thị một loại bảo ngọc. Ở Vân Nam phỉ thúy chỉ ngọc phỉ thúy Jadeite có xuất xứ từ Myanmar.
  3. Phạm vi sử dụng phân bố ngọc phỉ thúy thể hiện tính khu vực, nguồn gốc xuất xứ có liên quan đến tuyến đường “Thục Thân Độc Đạo”. CÒn về ngọc phỉ thúy khai quật từ trong mộ cổ ở vùng Đông Bắc liệu có liên quan đến ngọc phỉ thúy Nhật Bản hay không? có tồn tại một con đường từ Nhật Bản đi qua bán đảo Triều Tiên và tới vùng Đông Bắc, Trung Quốc hay không? vẫn phải tìm hiểu thêm.
  4. Triều Đường đã có những chứng cứ xác thực chứng minh có sử dụng ngọc phỉ thúy.
  5. Ngọc phỉ thúy được sử dụng ở Trung Quốc trên quy mô lớn bắt đầu từ thời Càn Long triều Thanh.
  6. Cuối triều Minh đầu triều Thanh, việc khai thác ngọc phỉ thúy trở thành một ngành nghề trong xã hội. Đồng thời ở Bhamo của Myanmar đã có bộ phận kiểm duyệt, quản lý việc khai thác ngọc phỉ thúy. Ngoài những loại chất lượng đặc biệt tốt đem dâng quốc vương, còn lại đa số là bán cho thương nhân Vân Nam và Quảng Đông của Trung Quốc. Những thương nhân này đem ngọc phỉ thúy vận chuyển về Quảng Đông, Bắc Kinh. Cho đến thời Khang Hy, triều Thanh, ngọc phỉ thúy được đóng thành lô để chuyển về Bắc Kinh. Bởi vì, Bắc Kinh là kinh đô của vương triều Thanh, nơi quy tụ của hoàng gia quý tộc và những quan lại, thương gia giàu có. Cộng với sự sùng bái xa xỉ, thích phô trương của giai tầng quý tộc thời đó, thích dùng ngọc phỉ thúy chất lượng tốt để làm đồ trang sức trên mũ, trước ngực, hay trên ngón tay, để chứng tỏ địa vị và thanh thế của mình. Ngoài ra, khi dâng lễ vật cho triều đình, ngọc phỉ thúy là lễ vật thích hợp nhất, điều này cũng thúc đẩy sự hưng vượng của ngành ngọc phỉ thúy. Cùng với đó, từ khi Khang Hy triều Thanh (1662) hồi phục việc cống nạp cho triều đình, quốc vương Myanmar không ngừng cống nạp ngọc phỉ thúy. Theo Quang Tự – Vân Nam thông chí ghi lại, quốc vương Myanmar từng cống nạp hơn 20 lần, những đồ cống nạp là voi, đàn hương, đá ruby, đá saphire, ngọc thạch… Cuối triều Thanh, việc khai thác và sử dụng ngọc phỉ thúy đạt tới đỉnh điểm, chỉ cần nhìn những chế phẩm từ ngọc phỉ thúy mà thái hậu Từ Hy mang theo khi chết cũng đủ để chứng minh điều này. Những đồ cổ bằng ngọc phỉ thúy chúng ta thấy ngày nay, phần lớn đều là sản vật của thời kỳ này.

Chú giải:

Hứa thận: Khoảng 58-147 là một nhà Ngôn ngữ học Trung Quốc. Thuyết văn giải tự là cuốn từ điển đầu tiên sắp xếp chữ Hán theo bộ thủ. Bộ từ điển này có 9.000 mục tự với 540 bộ thủ.

Lệnh Hồ Sở: Nhà thơ triều Đường chuyên sáng tác về thể loại thơ biên tái.

Âu Dương Tu: 1007-1072, một nhà thơ lớn, nhà văn nổi tiếng, nhà sử học, nhà chính trị, đồng thời là một nhà sáng tác từ xuất sắc.

Lý Thanh Chiếu: 1084-1151, hiệu là Dị an cư cĩ, là nữ tác gia chuyên sáng tác từ nổi tiếng triều Tống. Theo Lâm Ngữ Đường, bà là nữ thi nhân bậc nhất Trung Hoa.

Theo Đại Đức Thích Minh Nghiêm