Phật bản mệnh gồm có 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và năm yếu tố cơ bản là đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp. Mật tông thường gọi là 8 thần hộ thân, 8 Phật độ mạng. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các Bản tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng dường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, chuyển hung thành cát, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc, có sức khỏe, tránh mọi bệnh tật.
Tuổi | Tý | Sửu | Dần | Mão |
Phật bản mệnh | Quán Âm Thiên Thủ | Bồ Tát Hư Không Tạng | Bồ Tát Hư Không Tạng | Bồ Tát Văn Thù |
Tuổi | Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi |
Phật bản mệnh | Bồ Tát Phổ Hiền | Bồ Tát Phổ Hiền | Bồ Tát Đại Thế Chi | Đại Nhật Như Lai |
Tuổi | Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Phật bản mệnh | Đại Nhật Như Lai | Bất Động Minh Vương | Bất Động Minh Vương | Quán Âm Thiên Thủ |
(Kéo xuống dưới để xem các bài viết chi tiết Phật bản mệnh cho từng tuổi)
Quán Âm Thiên Thủ: Phật bản mệnh tuổi Tý, Hợi
Tương truyền, Quán Âm đã từng phát lời thề trước Phật A Di Đà độ tất cả chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi, nếu như phá vỡ lời thề thì thân này tan thành nghìn mảnh. Sau này, ngài độ hóa được chúng sinh trong đại kiếp, nhưng vẫn thấy vô số chúng sinh chịu sự đau khổ trong luân hồi, ứng lời thề mà thân vỡ thành 1000 mảnh.
Bồ Tát Hư Không Tạng: Phật bản mệnh tuổi Sửu, Dần
Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ Tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị trí ở sau viện Trì minh. Sự biểu hiện ở viện này là từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự trân quý và kiêm đủ trí đức, lấy phúc đức làm căn bản.
Bồ Tát Văn Thù: Phật bản mệnh tuổi Mão
Bồ Tát Văn Thù biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, đó là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Các bậc đại sư Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng đều lấy Bồ Tát Văn Thù làm Bản tôn tu trì. Như đại Luận sư Nguyệt Xứng và Đại sư Tông Khách Ba nổi tiếng về tư tưởng Trung quán đều coi Bồ Tát Văn Thù là Bản tôn tu trì. Phật giáo cho rằng, tu trì pháp môn của Bồ Tát Văn Thù có thể nhanh chóng đạt được sự gia trì, từ đó dễ dàng có được trí tuệ thế gian và xuất thế gian.
Bồ Tát Phổ Hiền: Phật độ mạng tuổi Thìn, Tỵ
“Phổ” có nghĩa là tất thảy, ở khắp nơi, “Hiền” có nghĩa là tối diệu thiện. Phổ Hiền nghĩa là nguyện hạnh do tâm Bồ đề khởi lên được phổ chiếu khắp nơi, thuần nhất, diệu thiện. Điều đó ngụ ý rằng: Đem diệu nghĩa thuần thiện phổ cập đến tất thảy các nơi, đó là tâm nguyện và chức trách của Phổ Hiền.
Bồ Tát Đại Thế Chí: Phật độ mạng tuổi Ngọ
Theo ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ kinh, vị Bồ Tát này lấy ánh sáng trí tuệ phổ chiếu tất thảy, khiến cho chúng sinh rời xa ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô thượng. Vì khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như đang xảy ra một cơn địa chấn, cho nên mới gọi là Đại Thế Chí.
Đại Nhật Như Lai: Phật bản mệnh tuổi Mùi, Thân
Đại Nhật Như Lai, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng.
Bất Động Minh Vương: Phật bản mệnh tuổi Dậu, Tuất
Theo sự truyền thừa của Mật giáo, Minh vương là Như Lai vì nhiếp phục kiếp nạn để độ hóa chúng sinh và tuyên dương chân ngôn diệu pháp mà biến hiện thành chư tôn tướng phẫn nộ. Bất Động Minh Vương lại là Ứng, Hóa thân của Đại Nhật Như Lai, thụ giáo mệnh của Như Lai, thị hiện tướng phẫn nộ, thường an trụ trong lửa tam muội, tiêu trừ chướng nạn và sự ô uế trong ngoài, tiêu diệt tất thảy ma quân oán địch.
Phật A Di Đà: Phật độ mạng tuổi Hợi
Trong kinh Phật cho rằng, Phật quang minh vô lượng, thọ danh vô lượng, nên trong Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền đều được tôn sùng, có vô số người cúng dường cầu trường thọ. Từ tục ngữ: “Nhà nhà thờ A Di Đà, hộ hộ bái Quán Thế Âm” là có thể biết được địa vị của Phật A Di Đà.
Trong cuộc sống, vận khí con người có thịnh có suy. Phúc chẳng đến nhiều mà họa tới như thác lũ. Trước việc họa phúc đời thường, con người không thể không tin vào mệnh số. Dân gian thường có câu: “Nam đeo Quán Âm, nữ đeo Phật”. Người con trai đeo đá hình Quán Âm, có nghĩa mong muốn bạo khí trong người giảm bớt, tăng thêm lòng từ bi, thương yêu mọi người. Người con gái đeo đá hình đức Phật là mong muốn đoạn trừ thành kiến, giảm bớt sự đố kỵ, tăng trưởng tâm bao dung đôn hậu, giống như đức Phật Di Lặc thuần phát, hỉ xả. Trên thực tế, pháp không định tướng, Phật pháp vô biên, Phật và Bồ Tát chẳng hề có sự phân biệt cao thấp. Sao cần phải phân biệt đeo đá Quán Âm hay Phật làm gì?
Khi được sinh ra, con người thường có một vị Phật, Bồ Tát hộ thân. Biết được điều đó mà chuyên tâm tích phúc tích thiện, không làm những điều trái với lương tâm, kiến thành hướng tới Bản tôn cầu nguyện thì mọi hung họa cũng qua đi. Lúc đó, đá hộ mệnh có hình tượng Bản tôn mới phát huy được tác dụng. Khế hợp nhất thể với trường khí của con người, thúc đẩy sự nghiệp phát triển, gia đình hạnh phúc, xã hội an khang. Sách Liễu phàm tứ huấn cũng nói rõ về việc chuyên tâm làm việc phúc cũng có thể cải được mệnh số. Nếu người đeo đá Bản tôn hộ mệnh chuyên làm việc ác, tìm mọi cách chia rẽ, phá quấy người khác thì chẳng cứ sau này phải nhận quả báo mà có thể ứng hiện ngay trước mắt, trong đời này, kiếp này. Thật đáng thương vậy.